Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

Đến lượt Yahoo dọa kiện Facebook ra tòa

Yahoo có thể sẽ kiện Facebook về hành vi xâm phạm 10 đến 20 bằng sáng chế mà hãng này đang sở hữu liên quan đến quảng cáo, trang web cá nhân, mạng xã hội, tin nhắn…
Yahoo khẳng định Facebok phải chấp thuận các thỏa thuận trả phí bản quyền hoặc có nguy cơ phải đối mặt với một vụ kiện. Nhiều người lo ngại Yahoo đang lợi dụng số lượng bằng sáng chế mà họ đang sở hữu để châm ngòi cho một cuộc chiến mới trong lĩnh vực mạng xã hội.
“Yahoo phải chịu trách nhiệm trước các cổ đông, đội ngũ nhân viên và các bên liên quan trong việc bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ của mình”, một phát ngôn viên của Yahoo tuyên bố “Facebook phải chấp nhận một thỏa thuận cấp phép sử dụng hoặc chúng tôi sẽ buộc phải đứng lên bảo vệ quyền của chúng tôi”. Tuy nhiên, Barry Schnitt, một phát ngôn viên của Facebook cho hay "Yahoo chỉ liên hệ với chúng tôi tại cùng thời điểm mà họ trao đổi với tờ New York Times. Vì thế, Facebook chẳng có cơ hội nào để đánh giá những đòi hỏi từ phía Yahoo cả".
Yahoo sẽ kiện Facebook về hành vi xâm phạm 10 đến 20 bằng sáng chế mà họ đang sở hữu
Những vụ tranh chấp bằng sáng chế không còn là điều gì quá mới mẻ ở Silicon Valley và dễ nhận thấy nhất là trong lĩnh vực điện thoại thông minh. Google đã chi tới 12,5 tỉ USD, một số tiền không nhỏ để thâu tóm Motorola. Mục tiêu của Google là có được quyền sở hữu bộ sưu tập bằng sáng chế khổng lồ từ nhà sản xuất điện thoại này.
Trong khi đó, một liên minh gồm nhiều công ty, đứng đầu là Apple và Microsoft đã chi 4,5 tỉ USD để mua lại hơn 6000 bằng sáng chế thuộc sở hữu của Nortel, nhà sản xuất thiết bị thông tin liên lạc hiện đã bị phá sản.Apple, Samsung và nhiều nhà sản xuất smartphone khác cũng đã bị lôi vào một cuộc chiến pháp lí tranh chấp bằng sáng chế diễn ra tại nhiều phòng xử án trên khắp thế giới. Nhưng có vẻ như cuộc chiến về bằng sáng chế đang lan sang lĩnh vực mạng xã hội.
Vẫn chưa rõ lúc nào Yahoo và Facebook sẽ bắt đầu những cuộc thảo luận về vấn đề trên. Nhưng hành vi đe dọa Facebook của Yahoo diễn ra vào thời điểm khá nhạy cảm khi mạng xã hội phổ biến nhất thế giới này đang lên kế hoạch IPO vào mùa xuân này.
Yahoo đang châm ngòi cho một cuộc chiến mới trong lĩnh vực mạng xã hội?
Hồi cuối năm ngoái, Yahoo từng phát biểu về giá trị của hơn 1.000 bằng sáng chế thuộc quyền sở hữu của hãng trong bối cảnh đang xem xét khả năng bán cổ phiếu của công ty cho các nhà đầu tư bên ngoài. Nhờ mua lại Overtune Services vào năm 2003, Yahoo đã nắm được trong tay một danh mục bằng sáng chế khá lớn của công ty quảng cáo tìm kiếm này. Overtune Services từng được biết đến vì đứng lên kiện nhiều công ty lớn, trong đó có cả Google vì những vấn đề liên quan đến bản quyền bằng sáng chế. Nhờ đó, sau khi có được Overtune, Yahoo đã khép lại cuộc chiến với Google và được nhận 2,7 triệu cổ phiếu bồi thường từ gã khổng lồ tìm kiếm trước khi công ty này lên sàn.
Năm ngoái, ấn phẩm công nghệ IEEE Spectrum đã đánh giá bộ sưu tập bằng sáng chế của Yahoo là có giá trị nhất trong lĩnh vực dịch vụ Internet và truyền thông hiện nay. Bên cạnh đó, một số nhà đầu tư tin rằng tài sản sở hữu trí tuệ của Yahoo có thể sẽ trở thành vũ khí hiệu quả để công ty này chống lại Facebook.

HTC, Samsung sẽ ra mắt thiết bị chạy Windows Phone 8 vào cuối năm nay

Windows Phone 8 (tên mã Apollo) dự kiến sẽ có mặt trên thị trường vào cuối năm nay. Hai nhà sản xuất HTC và Samsung đã xác nhận kế hoạch tung ra các thiết bị chạy hệ điều hành này.
Cả hai công ty trên đều đã có kế hoạch ra mắt các thiết bị chạy phiên bản mới của hệ điều hành Windows Phone, mặc dù các thông tin cụ thể vẫn chưa được tiết lộ.
Giám đốc sản phẩm Kouji Kodera của HTC cho biết sẽ có một dòng sản phẩm mới sử dụng Windows Phone khi Microsoft phát hành hệ điều hành Apollo.
Các thông tin về kế hoạch của Samsung với các thiết bị Windows Phone 8 đã được Matt Brum, người đứng đầu bộ phận quản lí sản phẩm của Samsung tiết lộ. Ông cho biết công ty đã làm việc với Microsoft để có thể ra mắt những thiết bị chạy Windows Phone 8 trước khi kết thúc năm nay.
Trong thực tế, công ty vẫn đang tập trung vào việc phát hành một loạt các thiết bị di động mới hỗ trợ nền tảng di động của Microsoft, từ smartphone cho đến tablet và máy tính xách tay.
Như vậy Microsoft sẽ tung ra Windows Phone 8 chỉ sau một năm khi khởi động Windows Phone 7.5 Mango và hai năm sau khi ra mắt Windows Phone 7.
Theo Softpedia

MWC 2012: T-Mobile và Samsung công bố Galaxy S 4G Blaze

Từng xuất hiện một vài thông tin không chính thức hồi tháng 1/2012. Nhưng hôm nay tại MWC 2012 T-Mobile và Samsung đã chính thức công bố Galaxy S 4G Blaze và dự kiến máy sẽ có mặt trên thị trường vào cuối tháng 3/2012.
Galaxy S Blaze 4G có màn hình hiển thị Super AMOLED (PenTile) tiết kiện điện năng có kích thước 3,97 inch độ phân giải 800x480, chạy Android 2.3.6 Gingerbread và máy ảnh kép, trong đó camera mặt sau độ phân giải 5 Mpx.
So với phiên bản Galaxy S ban đầu của T-Mobile thì Galaxy S 4G Blaze được trang bị vi xử lí lõi kép Qualcomm S3 tốc độ 1,5 GHz, RAM 1 GB và bộ nhớ trong 16 GB, tương tự như Galaxy S II của T-Mobile nhưng có màn hình hiển thị nhỏ hơn.
Galaxy S 4G Blaze của T-Mobile không phải là mẫu smartphone mỏng nhất hoặc nhanh nhất nhưng máy có mức giá khá thấp 149 USD kèm hợp đồng 2 năm.
Theo Slashgear

Canonical trình diễn Ubuntu TV tại MWC 2012

Tại Đại hội thế giới di động 2012 đang diễn ở Barcelona, Tây Ban Nha, hãng Canonical đã thực hiện một cuộc biểu diễn thiết bị truyền hình Ubuntu TV khá ấn tượng.
Dựa trên một phiên bản tùy biến của giao diện Unity, Ubuntu TV có khả năng chia sẻ các tập tin media thông qua các thiết bị tương thích khác, hỗ trợ iOS và Android.
Ubuntu TV có khả năng tích hợp dễ dàng các dịch vụ trực tuyến và phát sóng truyền hình cũng như tích hợp các ứng dụng, cung cấp một trải nghiệm thu phát sóng truyền hình hiện đại, cho phép người dùng tìm kiếm, ghi âm, mua, thuê và phát lại các bộ phim.
Ubuntu TV còn được tích hợp vệ tinh và dịch vụ cáp được hỗ trợ theo tiêu chuẩn EU và tiêu chuẩn Mỹ, bên cạnh đó các nội dung HD và SD cũng sẽ được cung cấp.
Trong khi đó người dùng sẽ có thể cài đặt các ứng dụng truyền hình tối ưu khác nhau từ Ubuntu Software Center và Ubuntu One được tích hợp để đồng bộ dữ liệu sẽ được chạy trong nền.

Theo Softpedia

MWC 2012: Cận cảnh MTB Toshiba AT270

Mặc dù Toshiba không tham dự Đại hội thế giới di động MWC 2012 lần này, nhưng trong gian hàng của Nvidia lại xuất hiện một chiếc máy tính bảng của Toshiba model AT270 chạy hệ điều hành Android.
Trước đó tại CES 2012 thì Toshiba cũng đã cho thấy một số tablet mẫu thử nghiệm trong đó có cả phiên bản 7,7 inch.
Toshiba AT270 được trang bị màn hình Super AMOLED 7,7 inch với độ phân giải 1280 x 800, hiển thị các nội dung văn bản sắc nét và có thiết kế giống như Toshiba Thrive 7 inch hiện nay và được dự kiến sẽ là phiên bản thay thế Thrive trong thời gian tới.
Máy được trang bị chip xử lí lõi tứ Nvidia Tegra 3 tốc độ 1,5 GHz và đó chính là lí do tại sao tablet này lại có mặt tại gian hàng của Nvidia.
Toàn bộ vỏ của máy được làm bằng nhựa nhưng trông khá đẹp, dọc theo đường thẳng đứng phía dưới là giắc cắm tai nghe, cổng microUSB và một khe cắm thẻ microSD. Camera của máy được thiết kế ở góc trên bên phải (không rõ độ phân giải). Trong khi các thông số kĩ thuật thực tế của máy không được công bố chính thức nhưng cầm trên tay máy khá mỏng và trọng lượng nhẹ.
Nvidia cũng cho biết sắp tới Toshiba cũng sẽ giới thiệu máy tính bảng 13 inch và cũng sẽ được trang bị chip Tegra 3 của hãng.
Máy có nhiều tuỳ chọn lưu trữ khác nhau để người dùng lựa chọn gồm 16 GB, 32 GB và 64 GB. Cũng như hầu hết các mẫu tablet tại MWC 2012, AT270 sẽ chạy Android 4.0 Ice Cream Sandwich.
Hiện không thông tin về giá cũng như thời điểm ra mắt của máy.

Theo Pcworld

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2012

Facebook đọc lén SMS thành viên?

Lap trinh di dong Lap trinh mobile Lap trinh Android Lap trinh IOS Hoc lap trinh di dong Hoc lap trinh mobile Lap trinh PHP Hoc PHP Lap trinh Java Hoc Java Tuyen lap trinh vien php Tuyen lap trinh Java
 Mạng xã hội lớn nhất thế giới tuyên bố bài báo trên tờ Sunday Times cáo buộc họ sử dụng ứng dụng smartphone để truy cập dữ liệu tin nhắn người dùng là “hoàn toàn sai sự thật”.
Facebook lại dính scandal mới về riêng tư cá nhân

Trước đó, Sunday Times tỏ ra khá gay gắt khi tuyên bố Facebook đã lén theo dõi tin nhắn SMS trong điện thoại. Không chỉ Facebook mà nhiều trang web phổ biến khác như Flickr và YouTube cũng bị chỉ trích vì lý do tương tự. “Họ đã sử dụng các ứng dụng smartphone để lén đọc dữ liệu tin nhắn và thông tin cá nhân”, Sunday Times cho hay. Thậm chí theo Sunday Times, Facebook đã tự “thừa nhận” chuyện này trong một lần chạy thử (test) dịch vụ nhắn tin của mình. Bài báo tiết lộ rằng các thông tin như vị trí người dùng, danh bạ, lịch sử trình duyệt thường xuyên bị xem và đôi khi chuyển tiếp cho bên thứ ba, bao gồm cả các hãng quảng cáo.

Ngay sau đó, Facebook đã trả lời trên Business Insider rằng bài báo của Sunday Times thiếu chính xác và đánh lừa dư luận. Facebook lập luận rằng không hề có chuyện họ đọc SMS của người dùng. Trên thực tế, tại quầy ứng dụng Android App, ứng dụng Facebook được quyền đọc/soạn SMS. Rất nhiều ứng dụng kết nối đều sử dụng quyền hạn này. “Hãy nghĩ tới tất cả những ứng dụng thay thế cho phần mềm SMS tích hợp”, Facebook giải thích.

“Sunday Times đã hoàn toàn sai khi nói Facebook đọc trộm SMS của người dùng. Sai về mặt thuật ngữ, sai về mặt suy luận”.

Vài tuần trở lại đây, sự quan ngại về tính riêng tư trên smartphone ngày càng gia tăng sau khi người ta phát hiện được Path, một ứng dụng quen thuộc trên iOS cũng như nền tảng Android, đã lén thu thập thông tin danh bạ của người dùng một cách trái phép. Twitter cũng thừa nhận đã lưu lại dữ liệu trên máy chủ trong vòng 18 tháng sau khi người dùng lựa chọn tính năng “Tìm kiếm bạn bè” trên ứng dụng smartphone.

Asus giới thiệu Padfone, CPU Snapdragon S4, tháng 4 bán ra

Lap trinh di dong Lap trinh mobile Lap trinh Android Lap trinh IOS Hoc lap trinh di dong Hoc lap trinh mobile Lap trinh PHP Hoc PHP Lap trinh Java Hoc Java Tuyen lap trinh vien php Tuyen lap trinh Java
MWC đang diễn ra, Asus đã chính ra mắt thiết bị Padfone, mẫu máy mà ta từng thấy xuất hiện tại Comuputex năm ngoái. Padfone là một chiếc điện thoại có thể biến thành máy tính bảng khi cần thiết.
AsusPadfone-1.jpg
Về phần điện thoại, sản phẩm này sử dụng màn hình 4,3" màn hình Super AMOLED độ phân giải qHD, vi xử lí Snapdragon S4 mới, hệ điều hành Ice Cream Sandwich, máy ảnh 8 megapixel. Điểm đáng chú ý nhất của thiết bị này đó là phần máy tính bảng, PadFone Station. Bộ phận tùy chọn này có một khe để lắp điện thoại vào. Khi đó, chiếc smartphone sẽ trở thành trung tâm xử lí cho một máy tính bảng 10,1". PadFone Station còn giúp mở rộng dung lượng pin của Padfone lên thêm 5 lần. Công nghệ Dynamic Display giúp người dùng chuyển đổi qua lại giữa việc sử dụng hai màn hình 4,3" và 10,1" dễ dàng hơn. Asus cho biết hãng cũng sẽ bán ra đế bàn phím PadFone Station Dock để dùng chung với cụm tablet-smartphone này. Padfone sẽ bán ra trong tháng 4 với giá chưa được tiết lộ.

Asus cũng giới thiệu chiếc bút bluetooth PadFone Stylus Headset để dùng với Padfone khi nó đang "biến hình" thành chiếc máy tính bảng. Ngạc nhiên hơn nữa, chiếc stylus này không chỉ dùng để vẽ mà bên trong nó còn có cả micro và loa tích hợp. Người dùng có thể dùng nó để thực hiện và trả lời cuộc gọi ngay cả khi chiếc điện thoại đang nằm bên trong vỏ của máy tính bảng. Nói chính xác là chúng ta sẽ nói chuyện với một cây bút!

Cấu hình chi tiết Asus Padfone:
Màn hình Super AMOLED, kích thước 4,3" độ phân giải 540 x 960 (qHD), có lớp phủ Gorilla GlassCPU Snapdragon S4 hai nhân, xung nhịp 1,5GHzGPU Adreno 225RAM LPDDR2 1GBCài sẵn Android 4.0 Ice Cream SandwichMáy ảnh chính 8 megapixel, có đèn LED flash, khẩu độ f/2.2, có tự động lấy nét, cấu tạo 5 thành phần thấu kính, cảm biến của FujiMáy ảnh phụ VGABộ nhớ trong 16GB, 32GB hoặc 64GB, mở rộng qua thẻ microSDKết nối Bluetooth 4.0, HDMI, GPS, A-GPS, gyroscopePin: 1520mAhĐộ mỏng của phần điện thoại: 9,2mmMạng: WCDMA (900, 2100 MHz), EDGE / GPRS / GSM (850, 1800 and 1900 MHz) và HSPA+ (tối đa 42Mbps)Kích thước (phần Padfone): 128 x 65.4 x 9.2mmTrọng lượng (phần Padfone): 129g
Cấu hình chi tiết Asus Padfone Station:
Kết nối với Padfone thông qua cổng microUSB và microHDMI
Màn hình 10,1" độ phân giải 1280 x 800, có lớp chống trầy Gorilla GlassMáy ảnh trước: 1,3 megapixel (1280 x 800)Máy ảnh sau: dùng chung với PadfoneCó cảm biến rung, đèn LED 2 màu báo hiệu tình trạng pinPin: 24,4WhCó cổng cắm 40 chân, jack tai nghe/microLoa chất lượng cao của SonicMasterKích thước: 273 x 176.9 x 13.55mmTrọng lượng: 724g
AsusPadfone-2.jpg
AsusPadfone-3.jpg
AsusPadfone-4.jpg
AsusPadfone-5.jpg
Phụ kiện bao da cho Padfone

AsusPadfone-6.jpg

Bộ ba Padfone, Padfone Station và Padfone Station Keyboard

MWC 2012: chạm tay bộ 3 sản phẩm L-Style của LG

Mang đến MWC bộ 3 sản phẩm theo phong cách L-Style hiện đại là Optimus L3, L5 và L7, LG hi vọng sẽ chinh phục người dùng dựa trên cách bố trí hiện đại, sự tương phản hài hòa cùng một loạt các công nghệ nổi bật.
LG Optimus L7 là sản phẩm đứng đầu trong dòng sản phẩm mới với thiết kế mặt sau bằng nhựa tạo cảm giác đơn giản và thoải mái cho người dùng.
Máy được trang bị màn hình hiển thị rộng 4,3 inch chạy trên nền tảng hệ điều hành Android 4.0 Ice Cream Sandwich với bộ vi xử lí lõi đơn có tốc độ 1 GHz và pin 1500 mAh. Thiết bị sẽ xuất hiện trong quý 2/2012.
LG Optimus L5 được trang bị camera 5 Mpx với màn hình hiển thị rộng 4 inch, vi xử lí đơn lõi có tốc độ 800 MHz, chạy hệ điều hành Android 4.0 Ice Cream Sandwich và hướng đến phong cách Prada mang lại nhiều thành công cho hãng.
LG Optimus L3 trang bị một thiết kế nhỏ hơn so với người anh em của mình với màn hình rộng 3,2 inch và mang đậm phong cách của L7.
Bộ 3 sản phẩm này sẽ được phát hành khắp châu Âu trong nửa đầu năm 2012 và chưa có thông tin về ngày phát hành tại Mỹ.

Cận cảnh Optimus L7 tại MWC 2012

LG Optimus L5
LG Optimus L3
Theo Androidcentral, SlashGear,

Kỷ nguyên hậu PC: Apple và Microsoft dẫn chúng ta đi đâu

Lap trinh di dong Lap trinh mobile Lap trinh Android Lap trinh IOS Hoc lap trinh di dong Hoc lap trinh mobile Lap trinh PHP Hoc PHP Lap trinh Java Hoc Java Tuyen lap trinh vien php Tuyen lap trinh Java


 Windows 8 và OS X Mountain Lion đều đang ở giai đoạn beta mở rộng. Những thay đổi quan trọng trong 2 hệ điều hành này được cho là sẽ tạo ra những tác động mạnh mẽ và đưa kỷ nguyên hậu PC lại gần hơn.
Chỉ một vài ngày nữa, phiên bản Windows 8 thử nghiệm rộng rãi (public beta) của Microsoft sẽ ra mắt người dùng. Theo Microsoft, đây là phiên bản hệ điều hành có những thay đổi rất quan trọng kể từ sau Windows 95. Sau đó vài tuần, chúng ta có thể sẽ có được các thông tin chi tiết về hệ điều hành Mac OS X 10.8 Mountain Lion của Apple.
Với thông tin và trải nghiệm có được từ các phiên bản thử nghiệm, có thể thấy cả Windows 8 và OS X Mountain Lion sẽ tạo ra những thay đổi đáng kể đối với diện mạo lĩnh vực diện toán cá nhân. Và đó cũng là lý do tại sao có những dự báo cho rằng máy tính truyền thống sẽ suy vong trong vài năm tới. Mặc dù hai hệ điều hành này khác nhau, song cả hai "ông lớn" Microsoft và Apple lại cho thấy những điểm chung trong chiến lược phát triển.

Apple đã nhắm tới chiến lược thống nhất này khi phát triển hệ điều hành iOS của mình như một phiên bản di động của Mac OS X và thành công lớn với iPhone kể từ năm 2007. 16 tháng trước đây, cố chủ tịch Steve Jobs đã đưa ra chiến lược hội tụ OS X/ iOS và CEO đương nhiệm là Tim Cook mới tái khẳng định chiến lược này tuần trước.

Sau một khoảng thời gian khá dài loay hoay với định hướng điện thoại thông minh nhắm vào đối tượng người dùng mạng xã hội trẻ tuổi (như điện thoại Kin và tiếp đó Windows Phone 7), Microsoft nhận ra thiếu sót của mình trong việc phát triển không gắn với lĩnh vực máy tính truyền thống và bắt đầu đưa ra chiến lược tương tự Apple.

Windows 8 sẽ thừa hưởng những tinh túy của hệ điều hành Windows 7 và Windows Phone 7. Nó sẽ hoạt động trên cả các nền tảng x86 và ARM. Hệ điều hành dành cho các thiết bị di động Windows Phone cũng đang được tinh chỉnh lại như một phần của hệ sinh thái Windows 8, và được các nhà phân tích trông đợi sẽ là phiên bản Windows Phone đầu tiên có thể cạnh tranh thật sự với iOS và Android trong năm 2013.
Giao diện Metro của Microsoft

Việc một thế lực trong lĩnh vực máy tính truyền thống là Microsoft và quyền lực mới nổi trong lĩnh vực điện toán cá nhân là Apple có cùng chiến lược phát triển đã khẳng định sự chuyển dịch của ngành công nghiệp này trong cả hai lĩnh vực người dùng cá nhân và doanh nghiệp. Như thường lệ, sự chuyển dịch sáng cái mới sẽ bắt nguồn từ quá trình sử dụng rộng rãi của người dùng cá nhân, sau đó là doanh nghiệp ứng dụng. Sau đó các doanh nghiệp tin học sẽ nhận ra sự thay đổi rõ rệt này và thích nghi với nó. Sự thay đổi này đơn giản chỉ là vấn đề thời gian.

Hãy thử nhìn sang Google. Hệ điều hành Android và chiến lược hãng này đang thực hiện với Chrome cũng có nhiều nét tương đồng với những gì Apple và Microsoft đang làm. Chỉ có điều Google giả định rằng, cuối cùng thì các ứng dụng trên máy tính truyền thống sẽ không còn, chúng sẽ bị thay thế bởi các ứng dụng HTML5 trên nền điện toán đám mây. (Các ứng dụng Android có vẻ như không được nhắm tới việc sẽ thay thế các ứng dụng máy tính truyền thống mà sẽ cạnh tranh với iOS).

Tuy nhiên, khả năng mà Google mô tả vẫn còn quá xa vời, cho nên Apple và Microsoft không đi theo hướng đó, mà những gì họ đang làm giống như việc xây cầu nối hiện tại và tương lai. Có thể cho tới ngày mà Apple và Microsoft dẫn dắt chúng ta bước qua cây cầu đó, một số sẽ chuyển sang hẳn với Google. Nhưng cho đến ngày đó, Google sẽ là một khu vực tách biệt bên cạnh công trình của Apple và Microsoft.

Sau đây là những điểm chung trong chiến lược của Apple và Microsoft và những điểm khác biệt của 2 doanh nghiệp này khi thực hiện chiến lược đó.
 
Điểm mốc cuối không phải là mục tiêu chính
Về cơ bản, chiến lược này thể hiện việc không lấy điểm mốc cuối làm mục tiêu chính. Thay vào đó, một nền tảng điện toán linh hoạt sẽ là mục tiêu. Người dùng là điểm cuối mới, với khả năng sử dụng nhiều thiết bị di động khác nhau trong những điều kiện khác nhau, đôi khi là trong cùng một lúc. Các thông tin, dịch vụ, ứng dụng sẽ đồng nhất trên hàng loạt thiết bị thông qua các dịch vụ đám mây như iCloud của Apple và Windows Live của Microsoft, cũng như các dịch vụ tương tự khác của các bên thứ 3 như Google Docs, Box.net hay Dropbox.

Về phía các đơn vị công nghệ thông tin (CNTT), các chiến lược quản lý và bảo mật hướng vào thiết bị cũng phải thay đổi. Họ sẽ phải chuyển sang chế độ quản lý và bảo mật theo kiểu chính sách kết hợp nhận dạng người dùng cùng với quản lý quyền truy xuất thông tin của họ. Ứng dụng sẽ phải xử lý các quyền truy xuất thông tin này, khi mà việc quản lý người dùng sử dụng ứng dụng từ thiết bị hay trên đám mây ngày càng khó khăn hơn.

Các đơn vị IT của doanh nghiệp cần vượt ra ngoài khái niệm về các ứng dụng khi thiết lập tường lửa cho các điểm cuối như cách đang làm với các thiết bị của người dùng như hiện thời. Đồng thời, các nhà phát triển hệ điều hành và ứng dụng cũng cần tạo ra công cụ quản lý thông tin theo cách mới cho bộ phận CNTT của doanh nghiệp.

Hay nói cách khác, sẽ không có vành đai bảo vệ nào mà bản thân thông tin truy xuất sẽ đảm bảo việc xác thực quyền truy cập nó. Các công cụ quản lý sẽ phải đối chiếu giữa quyền của người dùng và quyền truy xuất nội dung để áp dụng chính sách phù hợp cho 2 yếu tố kết hợp đó. Các nhà cung cấp giải pháp quản lý di động lớn như Good Technology, MobileIron và SAP Sybase đều đang đi theo hướng này.

Ở một chừng mực nào đó Microsoft (thông qua System Center) và Apple (thông qua OS X Server) cũng đang làm điều tương tự. Một số nhà cung cấp đã đưa ra các API quản lý thông tin cho các nhà phát triển ứng dụng di động, tuy nhiên chúng đều gắn với các công cụ quản lý cụ thể, không có khả năng mở rộng phạm vi, và rất khó thống nhất về một chuẩn nhất định. Với các ưu thế đang có về mặt thị trường, đây cũng là điểm mà Apple và Microsoft nên ngồi lại với nhau để thiết lập ra một chuẩn chung, chắc chắn sẽ mang lại lợi ích không nhỏ trong tương lai.

Trong quá khứ, khi mà lần lượt Apple rồi Google chấp nhận giao thức Exchange ActiveSync (EAS) của Microsoft cho việc quản lý thiết bị, họ đã tạo điều kiện cho các đơn vị phụ trách CNTT có cơ hội mở rộng các thiết bị di động sử dụng trong doanh nghiệp ra ngoài các thiết bị BlackBerry. Kết quả là nó đã mở màn cho trào lưu BYOD (Bring Your Own Device - nhân viên dùng thiết bị cá nhân để làm việc), dẫn tới việc các nhà cung cấp phần mềm nhận thức được nhu cầu người dùng và doanh nghiệp tốt hơn qua đó cung cấp các sản phẩm tốt hơn. Giờ đây, có lẽ chúng ta cũng cần một cú hích tương tự EAS trong lĩnh vực quản lý truy cập thông tin.

Kết thúc thời kỳ “bưng bít” dữ liệu

Sự lưu chuyển thông tin và dữ liệu thông suốt là yêu cầu cơ bản trong thiết kế của nền tảng Windows 8 và cặp đôi OS X/iOS nền tảng đám mây. Galen Gruman của Infoworld gọi sự phối ghép này của Apple là "iOS X" thay vì tên gọi "MiOS" trước kia với lý do Apple đã bỏ từ "Mac" ở phần tên gọi hệ điều hành dành cho máy tính của mình.

Cả Windows 8 và OS X đều phân biệt dữ liệu lưu trên thiết bị và dữ liệu “trên mây” trong giao diện lập trình ứng dụng (API) của các nhà phát triển và trong giao diện quản lý tài liệu của người dùng (iOS lại không phân biệt điều này - tất cả dữ liệu trên thiết bị đều có thể được đồng bộ hóa lên “mây”). Đối với các nhà phát triển, điều này là tác nhân chính trong việc các dữ liệu của người dùng có thể được đồng bộ vào bất kỳ lúc nào với tất cả các thiết bị khác của người dùng chứ không còn bị gói gọn trên bản thân thiết bị nữa. Thay vì việc phải lưu các tiến trình thực hiện trong bộ nhớ đệm và ghi liên tục lên ổ cứng (như máy tính truyền thống), các thay đổi này sẽ được lưu theo thời gian thực và đồng bộ nhanh chóng qua Windows Live hay iCloud.
iOS không khi nào yêu cầu lưu file, công việc bạn làm sẽ được lưu song song trong quá trình thao tác trên máy. OS X Lion cũng đã đưa phương thức này tới máy tính truyền thống vào mùa hè năm ngoái. Hệ điều hành Lion sẽ lưu file của bạn ngay trong tiến trình xử lý, các phiên bản cũ trước thời điểm lưu file sau cùng sẽ được xác lập như các mốc cố định để người dùng truy xuất xử lý nếu có nhu cầu. Windows 8 cũng có cách tiếp cận tương tự.
Tính năng trên có vẻ nằm ngoài sự quan tâm của nhiều người dùng song nó chính là lý do mà Apple giới thiệu iCloud, một ứng dụng ban đầu ngụy trang dưới dạng một dịch vụ đồng bộ dữ liệu đơn thuần. Trong tương lai, iCloud chắc chắn sẽ phát triển thành một dịch vụ lưu trữ đám mây linh hoạt đa năng hơn nhiều. Việc Microsoft đẩy mạnh dịch vụ Windows Live và tích hợp chặt chẽ với Windows 8 cũng vì lý do tương tự. Việc đồng bộ sẽ được mở rộng hơn chứ không chỉ bao gồm dữ liệu đơn thuần. Tại văn phòng, bạn có thể dùng máy tính bảng làm nốt công việc mà bạn đang làm dở trên máy tính ở nhà.

Giao diện và ứng dụng hội tụ

Có 3 thay đổi quan trọng trong Mountain Lion, những điều mà trước đây chỉ được coi là nâng cấp tính năng của phiên bản OS X Lion 2011. Đầu tiên là việc thiết kế dính sâu hơn nữa tới điện toán đám mây. Thứ 2 là tích hợp sâu với mạng xã hội. Cuối cùng chính là việc hội tụ các ứng dụng mang tính “cá nhân” của người dùng giữa hai hệ điều hành iOS và OS X.

Apple đã đưa một số tính năng trước đây chỉ có trên phiên bản dành cho thiết bị di động iOS sang OS X Mountain Lion, như Reminder (nhắc việc), Note (ghi chú) và Message (tin nhắn tức thời). Hãng cũng đưa cơ chế hiển thị thông báo nhắc nhở từ iOS sang OS X Mountain Lion, đồng thời với việc đổi tên sổ địa chỉ Address Book trong Mac thành Contacts như của iOS. Ứng dụng iCal của Mac cũng được đổi thành Calendar như được dùng trên iOS. Các thay đổi này của OS X Mountain Lion càng làm tăng khả năng iOS sẽ có thêm nhiều tính năng mới vào cuối năm nay, đồng nghĩa với việc Apple đang tích cực “lai tạo” hai hệ điều hành OS X và iOS.

Tất nhiên đây chỉ là những thay đổi nhỏ về mặt công nghệ, nhưng mục đích của nó không gì khác là đảm bảo người dùng sẽ càng ngày càng ít nhận thấy sự khác biệt trong sử dụng khi chuyển đổi qua lại giữa điện thoại thông minh, máy tính bảng và máy tính Mac. Với phiên bản Lion ra mắt năm ngoái, Apple đã rất thành công với việc mang giao diện cảm ứng của iOS sang Mac. Mountain Lion thậm chí hứa hẹn còn làm được nhiều hơn thế. Với những người làm việc chủ yếu trên Mac và các thiết bị iOS, không gì tuyệt vời hơn khi chuyển đổi qua lại giữa các nền tảng thiết bị khác nhau mà không mất thời gian làm quen, công việc không bị gián đoạn. Nó mang tới một môi trường làm việc duy nhất trên mọi thiết bị - đó chính là mục đích cuối cùng của chiến lược hội tụ này.

Microsoft cũng có chiến lược giống như Apple, thậm chí còn sớm hơn. Giao diện Metro được dự kiến hoạt động trên tất cả các thiết bị cài hệ điều hành Windows 8 như máy tính để bàn, máy tích xách tay và máy tính bảng. Nó cũng đã hiện diện trên các thiết bị cài Windows Phone 7 được một thời gian. Nó mang tới môi trường làm việc được đánh giá cao của Windows 7 trên các thiết bị chạy hệ điều hành của Microsoft.

Mắc mứu duy nhất ở đây nằm ở giao diện người dùng, bởi lẽ Metro không thể chạy các ứng dụng theo kiểu truyền thống mà đa phần người dùng Windows ưa thích. Các ứng dụng trên nền x86 có những khác biệt cơ bản với các ứng dụng theo kiểu độc lập (widget) của Metro. Microsoft đã hứa hẹn sẽ thiết kế lại hệ điều hành nhằm khắc phục điểm này, một phiên bản Office “đầy đủ tính năng” đang được làm lại cho các thiết bị có giao diện Metro trên nền tảng ARM. Bên cạnh đó, các công cụ phát triển WinRT của hãng cũng hứa hẹn sẽ mang tới những ứng dụng “thực sự Windows” cho Metro.
 
Điều này có vẻ ngược lại với xu hướng đang thịnh hành trên iOS với hàng ngàn ứng dụng kiểu máy để bàn trên App Store. Hãy hy vọng Microsoft làm được điều họ hứa là làm cho các ứng dụng “thực sự Windows” chạy với Metro. Bằng không, nếu Metro vẫn mắc kẹt với việc chỉ chạy các ứng dụng theo kiểu widget, Microsoft buộc lòng phải chấp nhận sự thua kém về thị phần trong mảng thiết bị di động. người dùng sẽ tiếp tục lựa chọn các thiết bị di động chạy hệ điều hành iOS và Android để đồng hành cùng với máy tính cá nhân của mình cho dù nó chạy Mac hay Windows.
Có thể khẳng định rằng về mặt hội tụ đa nền tảng, Windows 8 chưa bì kịp với iOS vì các lý do liên quan tới giao diện và ứng dụng như đã nói ở trên. Thay vào đó, chúng ta sẽ có 2 phiên bản Windows 8 hoạt động riêng rẽ tương ứng với 2 kiểu giao diện. Điều đó sẽ làm cho các trải nghiệm ban đầu của người dùng với Windows 8 sẽ có chút rắc rối vì không tìm thấy điểm tương đồng khi chuyển đổi qua lại giữa các nền tảng phần cứng khác nhau. Nhưng có vẻ như Windows 8 đóng vai trò chính trong chiến lược phát triển hệ điều hành của Microsoft - giao diện Metro sẽ bắt đầu "hấp thu" các giao diện Windows truyền thống trong các phiên bản tiếp theo. Và Microsoft phải nhanh chân, vì Apple đã bắt đầu quá trình hội tụ này từ cả 5 năm trước, còn Microsoft mới chỉ thực sự nghiêm túc với vấn đề này vào năm ngoái.

Tích hợp mạng xã hội
 
iOS 5 tích hợp Twitter, Mountain Lion cũng tích hợp mạng xã hội này và hỗ trợ vài mạng xã hội khác. Về mặt này, Microsoft vẫn thua xa Apple trong lĩnh vực tích hợp mạng xã hội vào điện thoại thông minh và hãng đang cố gắng sửa chữa điều này với việc tích hợp mạng xã hội trong Windows 8.
Việc tích hợp này không có nghĩa là người dùng khởi chạy ứng dụng mạng xã hội tương ứng và truy cập sử dụng dịch vụ. Nó bao gồm việc am hiểu các kênh thông tin mà người dùng sử dụng để kết nối ra bên ngoài. Ứng dụng và hệ điều hành phải nắm rõ và cho phép thực hiện các tiến trình này.

Trong các hệ điều hành Android, Linux và Windows Phone 7 đều có ứng dụng dạng “social hub” phục vụ cho nhu cầu sử dụng mạng xã hội của người dùng, tuy nhiên đa phần chúng đều hoạt động không thực sự ấn tượng. Có lẽ chỉ nên coi các dịch vụ mạng xã hội như các API về truyền thông và người dùng sẽ sử dụng đến nó khi có các nhu cầu cụ thể.

Với việc các API liên quan tới mạng xã hội được tích hợp thẳng vào nhân của hệ điều hành, các luồng truyền thông của người dùng sẽ trở nên phức tạp hơn và trở thành cơn ác mộng cho bộ phận IT của doanh nghiệp - việc cấm dùng Twitter hay Facebook sẽ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Một khía cạnh không kém phần quan trọng khác nữa là bảo mật quyền riêng tư người dùng trước sự nhòm ngó của tin tặc, các website, nhà cung cấp, nhà tuyển dụng hay đơn giản chỉ là những người xung quanh. Chúng ta đã chứng kiến quá nhiều các vụ tai tiếng liên quan tới việc lén lút thu thập thông tin cá nhân người dùng. Bản thân Facebook là một ví dụ rõ ràng nhất cho việc này. Những vụ việc liên quan đến bán dữ liệu người dùng đang khiến Facebook phải chịu sự giám sát của cơ quan hành pháp liên bang
. Google và Path cũng đã bị phát giác có các hành động tương tự. Các doanh nghiệp này đã bị khởi kiện tại một số bang trong đó có California và thậm chí nghị viện Mỹ cũng đã xem xét các vụ này sau nhiều năm than phiền các nhà chức trách châu Âu quá quan tâm tới sự riêng tư của người dùng.
Hiện vẫn chưa rõ Microsoft sẽ xử lý vấn đề này như thế nào trong Windows 8. Apple đã chính thức cấm các nhà phát triển tự tiện lấy các thông tin riêng tư của người dùng mà không xin phép trước. Nhưng sau khi “tóm” được một số ứng dụng iOS vi phạm quy chế này, Apple đã tuyên bố hệ điều hành của mình sẽ chủ động đóng vai trò kiểm soát việc này nhất là đối với các thông tin liên quan tới vị trí địa lý. OS X Mountain Lion thêm vào các tính năng quản lý chia sẻ rõ ràng đối với các thông tin cá nhân của người dùng trong phần cập nhật Contacts. Hy vọng Microsoft sẽ làm điều tương tự như Apple, dựng nên các rào chắn công nghệ trước các đối tượng chuyên “rình mò” thông tin cá nhân như Google và Facebook.

Một môi trường an toàn hơn, đơn giản hơn, nhưng bó buộc hơn
 
Điều khá trớ trêu trong kỷ nguyên đa kênh, đa thiết bị, đa nền tảng, dữ liệu điện toán đa luồng ngày nay lại là sự nổi lên của các môi trường trung tâm mà Apple và Microsoft nắm quyền điều khiển.
Khi bạn là người dùng OS X, bạn phụ thuộc vào Apple. Đối với người dùng iOS, họ không thể tìm được ứng dụng ở đâu ngoài App Store (trừ khi chấp nhận rủi ro khi jailbreak thiết bị), cũng như bị cuốn hút bởi quá nhiều các nội dung giải trí hấp dẫn trên iTunes.

Apple vốn bị công kích rất nhiều khi kiểm duyệt nghiêm khắc “siêu thị” ứng dụng của mình nhưng lại đảm bảo được các thiết bị iOS sẽ an toàn khi sử dụng các sản phẩm tại đây chứ không bất an trước các nguy cơ xâm hại vốn đang phổ biến trên máy tính Windows và các thiết bị Android. Khả năng đồng bộ của người dùng thiết bị Apple cũng cao hơn khi iCloud cho phép đồng bộ cả tiến trình công việc trên các thiết bị iOS X. Trong khi đó người dùng Windows vẫn chỉ có thể đồng bộ các nội dung cơ bản như e-mail, bookmark trình duyệt, danh bạ, ảnh và lịch trên các dịch vụ điện toán đám mây.
Microsoft vẫn đang trong quá trình hoàn thiện hệ sinh thái của mình và nó sẽ xoay quanh Windows 8 và Windows Phone 7. Với các dịch vụ cộng tác như Office 365 và SharePoint, các dữ liệu đồng bộ và xử lý được giữa các thiết bị Windows với nhau. Các ứng dụng Metro chỉ có thể mua được tại Microsoft Windows Store theo cách mà Apple đang làm. Với những gì được chứng kiến về dự án Zune, có thể thấy Microsoft đã thua trong việc đối đầu với iTunes. Do vậy cạnh tranh trong lĩnh vực giải trí và nội dung số hiện chưa phải là ưu tiên hàng đầu của Microsoft hiện giờ.
OS X Mountain Lion giới thiệu một tính năng mới cho phép vô hiệu hóa việc cài đặt ứng dụng trừ khi nó được tải từ Mac App Store hoặc là ứng dụng đó đã được Apple xác nhận về danh tính nhà phát triển. điều này sẽ giúp cho việc ngăn chặn các phần mềm độc hại phát tán trên máy Mac và chấm dứt trò rượt đuổi vô vọng giữa các phần mềm nhận diện và ứng dụng độc hại. Với phiên bản OS X Mountain Lion này, chỉ các ứng dụng an toàn (hoặc do các nhà phát triển được chứng nhận phát hành) mới có thể cài đặt. Nhưng cũng giống với Android, Mountain Lion cho phép người dùng có thể tự tắt tính năng này để có thể cài đặt được các ứng dụng có từ trước thời điểm Apple cấp chứng nhận định danh cho các nhà phát triển. Rõ ràng là Apple đang hướng tới việc quản lý chặt chẽ OS X như đã làm với iOS.

Việc xếp hạng an toàn này còn có tác dụng hướng các nhà phát triển quy tụ vào một mối và chịu sự quản lý của hãng sở hữu hệ điều hành. Các nhà phát triển có thể phàn nàn song thực tế là họ kiếm được nhiều tiền khi bán ứng dụng trên App Store hơn là việc phát hành truyền thống thông qua Amazon.com hay Best Buy. Vấn đề liên quan tới kinh tế duy nhất đối với các nhà phát triển không phải là sự cắt giảm của Apple (hay Microsoft) mà chính là thực tế giá bán ứng dụng di động thấp hơn so với ứng dụng máy tính. Khi các thiết bị di động hội tụ với máy tính, mức giá thấp đó sẽ trở nên phổ biến.

Các nhà phát triển chắc chắn cũng không thích cung cách độc đoán trong việc phân phối ứng dụng của Apple. Họ chỉ có thể thông qua App Store để phân phối sản phẩm tới người dùng iOS, điều tương tự chắc chắn sẽ được Apple áp dụng cho OS X. Microsoft đang làm hệt như vậy với các ứng dụng Metro trong Windows 8 và trong tương lai không xa, các ứng dụng cho hệ điều hành này cũng sẽ có chứng chỉ xác nhận.

Vấn đề ở đây không phải là môi trường đóng mà là chính bản thân Apple và Microsoft tham gia trực tiếp vào quá trình kinh doanh. Apple đã tạo ra một cộng dồng của riêng mình và luôn chăm sóc để họ cảm thấy hài lòng khi tham gia chứ không phải bị gò bó. Về phía Microsoft, với nhiều kinh nghiệm thương đau trong các vấn đề liên quan tới độc quyền, hãng luôn tránh sự kiểm soát thái quá trên môi trường các thiết bị chạy Windows của mình. Với chiến lược hội tụ này, các hiểm họa về độc quyền bị xóa bỏ và Microsoft sẽ trở lại nắm quyền sinh sát hệt như Apple đã làm.

Cả 2 "đại gia" công nghệ này đều đang đi theo con đường phát triển của AOL. Trong lĩnh vực dịch vụ trực tuyến, AOL có một cộng đồng người dùng trung thành hài lòng với dịch vụ của mình mặc dù phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ khác. Sau một thời gian, AOL quyết định “giam hãm” người dùng của mình và tìm cách khai thác tối đa lợi nhuận từ họ. Kết quả là người dùng lũ lượt rời bỏ không sử dụng dịch vụ AOL. Bài học này chắc chắn là tấm gương cho Apple và Microsoft khi tiến hành các động thái tương tự. Duy chỉ có điều cả 2 "đại gia" này sẽ thực hiện tốt hơn AOL về việc xây dựng hệ sinh thái của riêng mình.

Lời kết

Cả Windows 8 và OS X Mountain Lion đều chưa được chính thức phát hành, nhưng đều đã cho thấy khả năng và vai trò của chúng trong tương lai. Chúng ta chắc hẳn đã ít nhiều đã thử qua các trải nghiệm này khi sử dụng iPhone, iPad hay máy tính Mac có cài OS X Lion. Các trải nghiệm tương tự cũng sẽ đến với những ai đã và đang dùng Windows Phone 7, Android và Google Docs. Chúng ta sẽ được chứng kiến và trải nghiệm xu thế hội tụ này nhiều hơn nữa sau khi OS X Mountain Lion và Windows 8 chính thức ra mắt.

Việc phụ thuộc vào một nền tảng hệ điều hành thoạt nhìn thì có vẻ rất khó chịu, song tương lai lại có vẻ hấp dẫn. Nó giải phóng người dùng khỏi việc bận tâm quản lý một mớ các ứng dụng cùng thiết bị lủng củng. Nó giúp cho người dùng có thể làm việc, chia sẻ, học tập và thư giãn ở bất kỳ đâu. Nếu bạn từng chứng kiến và ngạc nhiên với sự thay đổi mà iPhone và iPad mang lại kể từ sau khi chúng ra mắt, chắc hẳn bạn cũng tin rằng Apple và Microsoft sẽ mau chóng hiện thực hóa được những kế hoạch của họ trong thời gian tới.

Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2012

Lõi tứ, Windows Phone 8: sao sáng của MWC 2012

Triển lãm di động thường niên lớn nhất thế giới Mobile World Congress năm nay sẽ là cuộc đổ bộ hoành tráng của điện thoại và máy tính bảng dùng chip lõi tứ, hệ điều hành Windows 8 của Microsoft và rất nhiều siêu phẩm điện thoại khác.

Chính thức khai màn vào thứ Hai tới đây, MWC 2012 sẽ định hướng cho ngành công nghiệp di động trong suốt thời gian còn lại của năm và là nơi thể hiện các xu hướng chủ đạo trong ngành một cách rõ nét nhất.

Smartphone

Tại triển lãm các năm trước, người dùng đã có dịp chiêm ngưỡng lần đầu những smartphone đình đám như HTC Magic (mẫu điện thoại Android thứ hai trên thị trường), Samsung Bada Wave hay Galaxy S II.

Năm nay, nhiều khả năng chúng ta sẽ chứng kiến sự đổ bộ rất được chờ đợi của các thiết bị dùng chip lõi tứ Nvidia Tegra 3, với ít nhất là 5 mẫu smartphone và máy tính bảng lộ diện. Một trong số đó đã được công bố trước thềm MWC là LG Optimus 4X HD. Ngoài ra, liệu con dế lõi tứ được đồn đại bấy lâu của HTC có kịp ra mắt? Chúng ta sẽ có được câu trả lời trong cuộc họp báo của HTC vào ngày mai (26/2), một ngày trước khi MWC khai mạc.

Mẫu smartphone Optimus 4X HD của LG.

Optimus 4X HD sở hữu một màn hình ngoại cỡ 4,7 inch với độ phân giải 1280 x 720 pixel. Con dế này chạy trên nền vi xử lý Tegra 3 tốc độ 1,5GHz, tích hợp bộ nhớ trong 16GB và hai camera (camera chính 8 chấm ở mặt sau và camera phụ 1,3 megapixel ở mặt trước). Đáng chú ý nhất, thiết bị chỉ dày đúng 9mm và sử dụng pin 2150mAH, cùng với hệ điều hành Android 4.0 Ice Cream Sandwich.
Bên cạnh đó, LG còn công bố cả Optimus 3D Max, một model mỏng hơn nối gót Optimus 3D – mẫu smartphone trình làng tại MWC năm ngoái. Tuy nhiên, Optimus 3D Max sẽ chỉ được cài sẵn phiên bản Android Gingerbread.

Nokia

Video teaser của Nokia úp mở về một smartphone chụp ảnh cực "đỉnh".

Đầu tuần qua, Nokia cũng phát hành một video teaser để quảng bá cho một siêu dế chụp hình dự kiến ra mắt vào ngày 27/2, ngày đầu tiên của MWC. Nhiều luồng thông tin dự đoán camera của thiết bị này có thể đạt độ phân giải lên tới 12 megapixel, bởi những dòng máy đầu bảng gần đây của Nokia đều sở hữu camera khủng.

ZTE

ZTE đã công bố Mimosa X, mẫu điện thoại đầu tiên được trang bị modem Icera của Nvidia và vi xử lý lõi kép Tegra 2. Cùng với Huawei, ZTE đang nỗ lực miệt mài để giành được chỗ đứng trong thị trường  Mỹ phân khúc Android tầm trung. Nhiều khả năng Huawei cũng sẽ công bố các sản phẩm mới tại MWC 2012.

Motorola

Có vẻ như sự hiện diện của Motorola tại sự kiện năm nay khá khiêm tốn. Motorola từng giải thích rằng họ sẽ thu hẹp quy mô phát hành sản phẩm mới để dồn sức hoàn thiện, cải tiến họ smartphone Razr cho mạng Verizon.

Máy tính bảng

Asus Padfone với thiết kế kết hợp tablet với smartphone Mặc dù thông tin về điện thoại rất sôi động nhưng hạng mục máy tính bảng lại có phần lặng lẽ. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta sẽ không chứng kiến sản phẩm mới nào tại MWC. Đa số các nhà sản xuất tablet luôn tỏ ra kín tiếng về kế hoạch tương lai của mình, ngoại trừ Asus và Huawei.

Cụ thể, Asus sẽ chính thức giới thiệu Asus Padfone, một thiết kế tablet đầy sáng tạo với hộc điện thoại ở mặt sau. Dù Asus lần đầu ra mắt Padfone tại Computex Đài Bắc vào cuối năm ngoái và trình diễn tại CES 2012 nhưng cấu hình, thời điểm phát hành và giá thành sẽ chỉ được hé lộ tại MWC.

Tương tự, thông tin về Huawei Ascend D1 cũng đã rò rỉ lên cộng đồng mạng. Đây là một tablet Android 4.0 với màn hình 10-inch và camera 8 megapixel.

Tablet lõi tứ, tablet mini

Với điện thoại Optimus Vu và mẫu tablet 5-inch, LG hiển nhiên là muốn thách thức Samsung trên mặt trận tablet mini. Dự kiến các sản phẩm này sẽ được trình diễn Demo trong tuần tới.

RIM cũng góp mặt tại MWC để giới thiệu hệ điều hành PlayBook 2.0 mới, dù hãng không có mẫu điện thoại nào mới để trình làng tại sự kiện.

Ngoài ra, theo dự đoán, thông tin về cuộc đua tablet lõi tứ/đa lõi sẽ liên tục được công bố, ít nhất là từ ba hãng chip lớn Nvidia, Qualcomm và Texas Intruments. Bên cạnh đó, sẽ thật bất ngờ nếu Samsung không hé lộ thông tin gì mới về dòng tablet Galaxy Tab. Suy cho cùng, chính tại MWC năm ngoái mà hãng này đã công bố Galaxy Tab 10.1.

Windows 8 bản người dùng

Windows 8 được giới chuyên môn dự đoán là một tâm điểm không thể chối cãi của triển lãm năm nay. Gã khổng lồ phần mềm Microsoft sẽ tổ chức riêng một sự kiện Windows 8 Consumer Preview vào thứ Tư tới. Với việc xuất hiện ở triển lãm công nghệ di động lớn nhất trong năm, hiển nhiên Microsoft đang muốn phát đi thông điệp rằng Windows không còn bó hẹp trong không gian desktop nữa.

Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2012

Trên tay Acer CloudMobile trước khi ra mắt tại MWC

Xuất hiện thông tin hồi đầu tháng này nhưng hôm 25/2 Acer mới chính thức giới thiệu mẫu smartphone CloudMobile từng nhận giải thưởng iF 2012 về thiết kế tại tuần lễ thời trang Milan.
Máy sở hữu màn hình 4,3 inch với độ phân giải HD (1280x720), bộ vi xử lí lõi kép tốc độ 1,5 GHz, camera 8 Mpx ở mặt sau, hỗ trợ tính năng NFC và chạy trên nền tảng hệ điều hành Android 4.1 Ice Cream Sandwich. Máy dự kiến sẽ có mặt trên thị trường trong quý 3/2012.
Theo kế hoạch mẫu smartphone này vẫn sẽ được Acer giới thiệu tại MWC 2012 sẽ diễn ra trong tuần tới.

Hình ảnh chi tiết

Video cận cảnh
Theo BGR