Giới chức Pháp vừa ra hạn cuối cùng để Google và giới báo chí nước
này giải quyết những khúc mắc liên quan đến phí bản quyền tin tức mà
Google đang bị buộc phải trả.

Trước
đó, Hiệp hội Báo chí Pháp cùng vài nước châu Âu muốn Google trả phí bản
quyền khi hiển thị đường dẫn đến các bài báo của họ tại trang kết quả
tìm kiếm của người dùng.
Đáp lại, Google cảnh báo sẽ ngừng việc
liệt kê (index) các bài báo của Pháp. Những cuộc đàm phán giữa Google và
đại diện báo giới Pháp lẽ ra kết thúc vào cuối tháng 12/2012, song đã
được chính phủ nước sở tại gia hạn đến hết tháng 1 năm nay.
Theo nguồn tin từ Reuters,
nếu hai bên không đạt được thỏa thuận vào thời hạn cuối cùng nói trên,
giới chức Pháp sẽ dùng đến các bộ luật liên quan để “buộc” Google thanh
toán chi phí theo yêu cầu của báo giới nước này.
Châu Âu: cuộc chiến buộc các doanh nghiệp Internet trả thêm phí

Nhiều
nước châu Âu cho rằng khoản thuế và phí thu được từ Google và nhiều
doanh nghiệp Internet lớn là chưa thỏa đáng - Ảnh minh họa Internet
Vụ
việc giữa báo giới Pháp với Google chỉ là phần nổi trong tảng băng chìm
lớn hơn: nhiều nước châu Âu, trong đó có Pháp, đang muốn buộc các doanh
nghiệp kinh doanh Internet, chủ yếu đến từ Mỹ, phải đầu tư nhiều hơn
cho cơ sở hạ tầng mạng đang được triển khai tại nước sở tại.
Fleur
Pellerin - quan chức thuộc Bộ Kinh tế, tài chính và thương mại Pháp,
cho biết nước này đang tìm cách vận dụng các bộ luật về công nghệ - viễn
thông hiện có để buộc các doanh nghiệp Internet lớn trả thêm chi phí
vận hành các mạng lưới điện toán tốc độ cao.
Theo lời bà Pellerin,
trong tương lai thị trường Internet sẽ bùng nổ với các doanh nghiệp
kinh doanh truyền hình trực tuyến như Google TV, Apple TV và Amazon TV.
Điều này đồng nghĩa với lượng tiêu thụ băng thông lớn hơn, do đó các
doanh nghiệp này cần “chia sẻ” gánh nặng với các nhà cung cấp dịch vụ
Internet (ISP) bản địa bằng cách trả thêm chi phí cần thiết.
Về
phần mình, Google cùng nhiều công ty Internet khác phản biện rằng họ đã
tốn “nhiều tỉ USD” mỗi năm để mua băng thông phục vụ người dùng, thông
qua những hợp đồng kí kết với các doanh nghiệp bên thứ ba hoặc trực tiếp
với các ISP.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét